Nếu bạn từng gặp tình trạng máy cắt cỏ đang hoạt động thì đột ngột dừng lại, công suất giảm hoặc tốn nhiên liệu hơn bình thường, rất có thể máy của bạn cần được bảo dưỡng. Việc bảo dưỡng định kỳ không chỉ giúp máy hoạt động ổn định mà còn kéo dài tuổi thọ và tiết kiệm chi phí sửa chữa. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để bạn có thể tự bảo dưỡng máy tại nhà một cách đơn giản và hiệu quả. Tìm hiểu ngay!


1. Tại sao cần bảo dưỡng máy cắt cỏ định kỳ?
- Bảo dưỡng máy cắt cỏ định kỳ giúp phát hiện sớm các hỏng hóc, tránh tình trạng máy đột ngột ngừng hoạt động khi đang sử dụng. Ví dụ, nếu bugi bị bám nhiều muội than, máy có thể khó nổ hoặc hoạt động yếu, nhưng chỉ cần vệ sinh hoặc thay bugi mới là có thể khắc phục ngay.
- Ngoài ra, bảo dưỡng thường xuyên giúp máy chạy êm, tiết kiệm nhiên liệu và duy trì hiệu suất cao. Nếu lọc gió bị bẩn, lượng không khí vào động cơ sẽ giảm, khiến máy hoạt động kém hiệu quả. Việc vệ sinh lọc gió đơn giản nhưng lại giúp động cơ hoạt động trơn tru hơn.
- Không chỉ vậy, bảo dưỡng định kỳ còn giúp kéo dài tuổi thọ máy, hạn chế hao mòn và giảm nguy cơ hư hỏng nặng. Một số bộ phận như lọc xăng, bugi hay nhớt động cơ có thể được thay thế với chi phí thấp, tránh được những lỗi lớn phải tốn nhiều tiền sửa chữa.

2. Hướng dẫn bảo dưỡng máy cắt cỏ ngay tại nhà
a. Bảo dưỡng lọc gió
- Vệ sinh bằng nước ấm và xà phòng, để khô trước khi lắp lại.
- Không dùng vòi xịt áp suất cao để tránh làm rách màng lọc.
- Vệ sinh sau mỗi 25 giờ hoạt động hoặc thay mới nếu có dấu hiệu hư hỏng.
b. Vệ sinh bộ phận lọc xăng
- Rút lọc xăng ra khỏi bình, vệ sinh bằng khăn sạch hoặc bàn chải mềm.
- Tránh để nước hoặc hóa chất lẫn vào bình xăng máy cắt cỏ.
- Thay lọc xăng nếu bị tắc hoặc có dấu hiệu hỏng.
c. Bảo dưỡng đầu bò máy cắt cỏ
- Kiểm tra lượng mỡ bôi trơn và bổ sung nếu cần.
- Kiểm tra bu lông, đai ốc, siết chặt hoặc thay thế khi cần thiết.
d. Bảo dưỡng bugi
- Kiểm tra bugi nếu máy khó khởi động hoặc hoạt động kém hiệu quả.
- Vệ sinh bụi than bám trên bugi, điều chỉnh khe hở cực bugi (0.6-0.7mm).
- Thay bugi sau khoảng 1 tháng sử dụng hoặc khi có dấu hiệu hư hỏng.
e. Thay nhớt định kỳ
- Kiểm tra và thay nhớt để động cơ hoạt động trơn tru, giảm ma sát.
- Với máy phát cỏ 2 thì: Đảm bảo tỷ lệ pha xăng - nhớt đúng chuẩn.
- Với máy 4 thì: Thay nhớt định kỳ sau thời gian dài sử dụng.
f. Bảo dưỡng lưỡi cắt
- Kiểm tra độ sắc bén của lưỡi cắt trước khi sử dụng.
- Thay lưỡi mới nếu có dấu hiệu biến dạng, nứt gãy hoặc mất cân bằng.
- Không hàn gắn hoặc nối lưỡi dao đã hỏng để đảm bảo an toàn.

>>>Sẽ hối tiếc nếu bạn bỏ qua bài viết sau: Các lỗi thường gặp ở máy cắt cỏ và cách khắc phục đơn giản
3. Bảo quản máy cắt cỏ khi không sử dụng
- Để bảo quản máy cắt khi không sử dụng, trước tiên bạn cần đổ hết xăng, đặc biệt trong bình xăng con máy phát cỏ, để tránh đóng cặn gây tắc nghẽn. Tiếp theo, tra mỡ vào ốc vít để chống rỉ sét và đặt máy ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp để bảo vệ các bộ phận nhựa và cao su.
- Ngoài ra, dù không sử dụng thường xuyên, hãy định kỳ khởi động máy chạy không tải 5 - 10 phút để bôi trơn động cơ, giúp máy luôn sẵn sàng hoạt động.
4. Lịch trình bảo dưỡng định kỳ tại nhà
- Hàng ngày: Kiểm tra quai đeo, công tắc, lưỡi cắt, ốc vít. Làm sạch bùn đất bám trên máy.
- Hàng tuần: Vệ sinh lọc gió, bộ giật khởi động, hệ thống làm mát, bộ chế hòa khí.
- Hàng tháng: Kiểm tra bugi, lọc xăng, bộ ly hợp, vệ sinh buồng đốt.
5. Khi nào cần bảo dưỡng máy phát cỏ?
- Việc bảo dưỡng máy phát cỏ cần được thực hiện theo thời gian sử dụng để đảm bảo máy luôn hoạt động tốt.
- Sau 10 giờ hoạt động đầu tiên, bạn nên thay nhớt để loại bỏ cặn bẩn từ quá trình chạy rà động cơ. Sau đó, cứ mỗi 50 giờ sử dụng, cần thay nhớt một lần để đảm bảo động cơ luôn được bôi trơn tốt, tránh tình trạng quá nhiệt và mài mòn.
- Lọc gió cũng cần được vệ sinh sau mỗi 50 giờ hoạt động. Nếu để bụi bẩn tích tụ quá lâu, lượng không khí vào động cơ sẽ giảm, khiến máy chạy yếu và tiêu tốn nhiên liệu hơn. Bên cạnh đó, sau 100 giờ sử dụng, nên kiểm tra và vệ sinh bình xăng để tránh cặn bẩn gây tắc nghẽn hệ thống nhiên liệu, ảnh hưởng đến quá trình khởi động máy.

- Với các bộ phận quan trọng như bugi và buồng đốt, bạn nên vệ sinh hoặc thay thế sau 300 giờ làm việc. Nếu bugi bị bẩn hoặc hỏng, máy có thể khó nổ hoặc hoạt động không ổn định.
- Cứ sau 100 giờ hoạt động, cần điều chỉnh khe hở cò để đảm bảo động cơ vận hành trơn tru, tránh rung lắc và giảm hiệu suất. Thực hiện bảo dưỡng theo lịch trình này sẽ giúp máy cắt cỏ luôn hoạt động bền bỉ và hiệu quả.
Việc bảo dưỡng máy cắt cỏ định kỳ không hề phức tạp nhưng lại giúp tăng độ bền, đảm bảo hiệu suất hoạt động và tiết kiệm chi phí sửa chữa. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy theo dõi website để cập nhật thêm nhiều mẹo hay về bảo trì và sử dụng máy móc hiệu quả.