Dưới đây là quy trình sửa máy cắt sắt đơn giản, dễ nhớ, đảm bảo an toàn kỹ thuật nhất.
Quy trình sửa máy cắt sắt:
Bước 1: Tháo máy kiểm traNgắt nguồn điện trước khi tháo máy => tháo các cụm trục khoan => tháo các chi tiết của từng bộ phận => vòng phe => núm chuyển chức năng.
Khi tháo phải chú ý chi tiết theo thứ tự tháo ra để khi lắp ráp lại không bị nhầm lẫn
Bước 2: Tìm nguyên nhân máy hư hỏng
Làm sạch từng bộ phận bên trong, đồng thời kiểm tra các bộ phận cũng như các vòng gioăng xem còn sử dụng được không. Nếu cần phải thay thế phụ tùng mới cùng loại
Dùng các loại dầu mỡ phù hợp với loại động cơ của máy đang sử dụng. Quá trình vệ sinh máy rất quan trọng không chỉ tìm lỗi và khắc phục mà còn giúp máy hoạt động ổn định và bền bỉ hơn
Bước 3: Lắp máy
Thực hiện ngược lại với quy trình tháo máy, lắp lần lượt các chi tiết máy từ trong ra ngoài rồi kết nối chúng lại chắc chắn như ban đầu.
Bước 4: Kiểm tra máy
Cần kiểm tra lại cường độ và tính ổn định của dòng điện khi hoàn thành lắp lại máy. Đây là việc cực kỳ quan trọng, cần kiểm tra qua tủ điện với các thông số: mức điện áp và cường độ dòng điện ở mức ổn định.
Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường, cần dừng hoạt động và kiểm tra lại kỹ lưỡng, tìm cách xử lý. Hoặc liên hệ ngay benhviencokhi để được tư vấn kỹ càng, tận tình, tránh sự cố đáng tiếc xảy ra.
Một số lỗi thường gặp ở máy cắt sắt:
- Động cơ bị nóng: hãy để máy nghỉ ngơi sau 20 - 30 phút, vừa đảm bảo tuổi thọ, vừa hạn chế tình trạng động cơ bị nóng khi vận hành liên tục quá lâu.- Đường cắt sắt kém chất lượng: thường đường cắt bị sứt mẻ, cong, không đạt kỹ thuật. Bạn nên mài lại lưỡi hoặc thay lưỡi cắt mới nếu đã sử dụng quá lâu
- Thanh trượt bị rít, đẩy khó khăn: hãy tra dầu vào các vị trí quan trọng trên thanh trượt, sau khi vận hành nên vệ sinh sạch sẽ, vận hành thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận hơn
Trên đây là một số thông tin hữu ích mà benhviencokhi muốn bật mí cho người dùng. Ngoài ra nếu cần sửa chữa, thay thế phụ tùng bạn nên liên hệ ngay qua hotline 0869.382.229 để được hỗ trợ, hướng dẫn tận tình nhé.