Trong các công trình xây dựng hiện đại, máy cắt bê tông là công cụ không thể thiếu để đảm bảo tiến độ và độ chính xác. Tuy nhiên, không ít người vận hành chủ quan, dẫn đến hàng loạt sự cố khiển máy hư hỏng, công việc trì trệ, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động. Vậy đâu là những lỗi phổ biến khi dùng máy cắt bê tông? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận diện 5 lỗi phổ biến và cách phòng tránh hiệu quả.
1. Vì sao cần dùng máy cắt bê tông đúng cách?
Sử dụng máy cắt bê tông đúng cách là yếu tố then chốt để đảm bảo hiệu quả công việc lẫn an toàn trong thi công. Đây là thiết bị công nghiệp chuyên dụng, thường được sử dụng để cắt các kết cấu cứng như sàn bê tông, tường, nền đường hoặc nhựa đường với độ chính xác và hiệu suất cao. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách, máy có thể gặp các sự cố nghiêm trọng như mài mòn lưỡi cắt bất thường, hư hỏng đai truyền, quá tải động cơ, thậm chí gây nguy cơ mất an toàn cho người vận hành.
Vận hành đúng kỹ thuật không chỉ giúp tối ưu năng suất làm việc, kéo dài tuổi thọ thiết bị, mà còn góp phần tiết kiệm chi phí bảo trì và thay thế linh kiện. Quan trọng hơn, giúp giảm thiểu rủi ro về an toàn lao động, đặc biệt trong điều kiện thi công khắc nghiệt (độ rung, bụi bẩn và tiếng ồn luôn tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn).
2. 5 lỗi thường gặp khi sử dụng máy cắt bê tông
a. Mất cân bằng lưỡi cắt
Nguyên nhân chính thường do lưỡi cắt không được siết chặt đúng cách, lưỡi bị mòn không đều hoặc lắp lệch tâm so với trục quay. Khi đó, máy sẽ rung lắc mạnh trong quá trình vận hành, không chỉ làm giảm độ chính xác của đường cắt mà còn gây hao mòn nhanh cho vòng bi và các chi tiết chuyển động.
Thông thường, độ rung vượt quá 2-3mm sẽ làm giảm hiệu quả công việc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ máy. Để tránh lỗi này, người vận hành nên siết chặt lưỡi cắt theo đúng lực mô - men xoắn được khuyến nghị trong hướng dẫn kỹ thuật, đồng thời kiểm tra định kỳ tình trạng lưỡi cắt. Nếu phát hiện lưỡi bị cong, vênh hay mòn không đồng đều, việc thay thế ngay là cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu suất.
b. Hỏng đai truyền động
Đai truyền động có vai trò trung gian truyền lực từ động cơ đến trục quay lưỡi cắt, giúp máy vận hành hiệu quả. Theo khuyến cáo kỹ thuật, đai truyền động nên được kiểm tra và điều chỉnh độ căng định kỳ (thường sau mỗi 50-100 giờ sử dụng) để tránh tình trạng chùng hoặc trượt đai. Nếu đai quá căng sẽ gây áp lực lên ổ bi, dễ làm mòn bánh răng, trong khi đai quá lỏng dẫn đến giảm lực truyền động và nguy cơ tuột đai khi máy hoạt động.
Ngoài ra, đai mòn hoặc bị nứt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất cắt và có thể làm máy ngừng hoạt động đột ngột. Vệ sinh sạch sẽ các bánh răng và ròng rọc, sử dụng đai chính hãng phù hợp kích thước, chất liệu sẽ giúp hệ thống truyền động hoạt động ổn định, đồng thời tăng tuổi thọ cho máy.
c. Động cơ không hoạt động
Máy sử dụng động cơ điện hoặc động cơ xăng đều có thể gặp sự cố không khởi động được, gây gián đoạn thi công và làm giảm hiệu quả công việc. Nguyên nhân phổ biến là do mất nguồn điện, lỗi hệ thống đánh lửa (với máy xăng), hoặc nhiên liệu kém chất lượng, lọc nhiên liệu, lọc gió bị tắc nghẽn.
Ngoài ra, với động cơ xăng, nếu bugi bị bẩn hoặc đánh lửa yếu, máy sẽ khó khởi động hoặc chạy giật cục. Theo kinh nghiệm thực tế, việc vệ sinh hoặc thay bugi sau mỗi 100 giờ vận hành sẽ giúp động cơ duy trì khả năng khởi động và vận hành ổn định.
Một số mẫu máy: https://sieuthihaiminh.vn/may-cat-be-tong.html
d. Hệ thống làm mát hoạt động quá tải hoặc kém hiệu quả
Trong quá trình cắt bê tông, động cơ và các chi tiết máy phải chịu tải nhiệt lớn, nếu không được làm mát hiệu quả sẽ dẫn đến hiện tượng quá nhiệt làm giảm tuổi thọ động cơ. Hệ thống làm mát trên máy cắt bê tông thường gồm két nước, cánh quạt tản nhiệt và luồng khí thông thoáng qua các khe tản nhiệt. Khi bụi bẩn bám kín hoặc két nước cạn, nhiệt độ động cơ có thể tăng tăng vượt mức an toàn (thường trên 90°C), dẫn đến giảm hiệu suất và hư hỏng nghiêm trọng. Việc bảo trì định kỳ, làm sạch két nước, kiểm tra và bổ sung nước làm mát thường xuyên (theo hướng dẫn của nhà sản xuất).
e. Sự cố hệ thống điều khiển và an toàn
Hệ thống điều khiển điện và cơ chế an toàn là phần không thể thiếu để đảm bảo máy cắt bê tông đường vận hành đúng và an toàn. Các lỗi phổ biến gồm công tắc nguồn bị oxy hóa, dây điện lỏng hoặc đứt, cảm biến quá tải không phản hồi và nút dừng khẩn không hoạt động.
Những sự cố này không chỉ làm gián đoạn công việc mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn lao động nghiêm trọng. Vì vậy, việc kiểm tra định kỳ hệ thống điện, vệ sinh tiếp điểm, đảm bảo các công tắc và cảm biến luôn trong trạng thái tốt là rất cần thiết. Nếu phát hiện linh kiện bị hỏng, cần thay thế ngay để đảm bảo chức năng bảo vệ hoạt động hiệu quả.
Khám phá ngay: Địa chỉ mua máy cắt bê tông tốt nhất hiện nay
Việc sử dụng máy cắt bê tông đúng cách không chỉ đảm bảo hiệu suất thi công mà còn góp phần bảo vệ thiết bị, kéo dài tuổi thọ và giảm thiểu nguy cơ tai nạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ trang bị được cho mình những kiến thức cần thiết nhất.