Hiện nay việc bảo quản và đóng gói sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng (từ thực phẩm, linh kiện điện tử đến mỹ phẩm), máy hàn miệng túi nilon đã trở thành thiết bị không thể thiếu. Tuy nhỏ gọn, dễ sử dụng nhưng nếu không hiểu rõ nguyên lý hoạt động hay thao tác sai kỹ thuật, người dùng có thể khiến bao bì kém bền, rò rỉ khí và thậm chí làm hỏng cả lô hàng. Bài viết dưới đây, sẽ chia sẻ cho bạn những điều cần biết khi sử dụng máy hàn miệng túi nilon giúp tối ưu hiệu suất làm việc.
1. Máy hàn miệng túi nilon là gì?
Máy hàn miệng túi nilon là thiết bị chuyên dụng trong ngành đóng gói, có nhiệm vụ làm kín miệng túi bằng cách nung chảy lớp nhựa tại điểm tiếp xúc. Từ đó, giúp bảo quản sản phẩm bên trong tránh khỏi bụi bẩn, ẩm mốc, vi khuẩn và không khí. Loại máy này được ứng dụng phổ biến trong các lĩnh vực như thực phẩm, y tế, linh kiện điện tử, mỹ phẩm,... với khả năng tương thích nhiều chất liệu túi như PE, PP, PVC, túi bạc. Tùy theo nhu cầu sử dụng, người dùng có thể lựa chọn giữa máy hàn miệng túi bằng tay, máy hàn dập chân hoặc máy hàn miệng túi liên tục.
** Nguyên lý hoạt động:
Máy hàn túi nilon sử dụng nhiệt độ cao để làm chảy lớp nilon tại mép túi, sau đó dùng lực ép (bằng tay, chân hoặc liên tục tự động) để ép hai mép túi lại, tạo thành một đường hàn kín và chắc chắn. Quá trình này diễn ra trong vài giây, yêu cầu sự kết hợp chính xác giữa nhiệt độ, lực ép và thời gian giữ nhiệt.
2. Tại sao cần sử dụng máy hàn miệng túi nilon đúng cách?
a. Đảm bảo độ kín và tính thẩm mỹ của bao bì
Nếu thao tác sai kỹ thuật (nhiệt độ quá cao, lực ép không đều, đặt túi lệch vị trí,...), đường hàn có thể bị cháy, nhăn hoặc không dính kín. Do đó, khiến túi dễ bị bục, rò rỉ không khí hoặc chất lỏng, làm giảm chất lượng và độ an toàn của sản phẩm bên trong.
b. Kéo dài tuổi thọ máy
Việc sử dụng đúng cách, bao gồm cả vệ sinh, bảo trì định kỳ và không vận hành quá tải, sẽ giúp các bộ phận như thanh nhiệt, dây hàn hay mô-tơ hoạt động ổn định, giảm thiểu hỏng hóc và tiết kiệm chi phí sửa chữa.
c. Tối ưu hiệu suất và giảm hao hụt
Vận hành máy đúng kỹ thuật giúp quá trình hàn diễn ra nhanh, chính xác, đều đặn, nhờ đó tăng số lượng túi được hàn mỗi giờ, giảm lỗi sản phẩm, tiết kiệm vật tư đóng gói và giảm tỷ lệ sản phẩm bị loại bỏ.
d. Đảm bảo an toàn cho người vận hành
Máy sử dụng nguồn nhiệt cao và lực ép mạnh, nên nếu không được sử dụng đúng cách, nguy cơ gây bỏng, điện giật hoặc kẹt tay là rất cao. Việc không tuân thủ các quy trình an toàn như đeo găng tay, không cài đặt đúng nhiệt độ, hoặc sửa máy khi chưa ngắt điện có thể dẫn đến tai nạn lao động nghiêm trọng.
e. Đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng
Trong các ngành hàng yêu cầu quy trình kiểm định nghiêm ngặt như thực phẩm, y tế, việc hàn túi đúng kỹ thuật là bắt buộc để đáp ứng tiêu chuẩn ISO, GMP. Một đường hàn không đạt chuẩn có thể khiến doanh nghiệp bị đánh giá không đạt chất lượng, ảnh hưởng đến uy tín và khả năng xuất khẩu.
3. Hướng dẫn quy trình hàn miệng túi đúng chuẩn
Bước 1: Chuẩn bị túi và sản phẩm
Trước khi tiến hành hàn, hãy đảm bảo túi được làm phẳng hoàn toàn, không bị gấp nếp hoặc có bụi bẩn, đặc biệt là khu vực mép túi cần hàn. Tránh để vật sắc nhọn hoặc cứng ở gần mép hàn vì chúng có thể cản trở quá trình hàn hoặc làm thủng túi. Với các sản phẩm thực phẩm có nước (súp, nước sốt,...), nên đặt túi theo phương nghiêng để hạn chế nước rò vào vùng hàn hoặc dùng hệ thống băng tải kín chuyên dụng để tránh làm hỏng bộ phận thanh nhiệt.
Bước 2: Điều chỉnh nhiệt độ và thời gian hàn
Việc cài đặt nhiệt độ và thời gian phù hợp là yếu tố then chốt để đảm bảo mối hàn bền, kín và thẩm mỹ.
- Với máy hàn miệng túi gia nhiệt theo chu kỳ, bạn cần điều chỉnh thời gian kích nhiệt sao cho vừa đủ, bởi thời gian quá ngắn sẽ khiến mép hàn lỏng, dễ bung; và ngược lại quá dài có thể gây cháy túi hoặc làm biến dạng đường hàn.
- Đối với máy gia nhiệt liên tục, nhiệt độ cần được cài đặt theo từng loại vật liệu (túi PE ở mức khoảng 60°C, túi PP ở khoảng 120-123°C,...). Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, nên thử nghiệm trước trên một vài mẫu túi dư nhằm tinh chỉnh các thông số trước khi đưa vào sản xuất chính thức.
Khám phá ngay: Tổng hợp các lỗi phổ biến ở máy hàn miệng túi
Bước 3: Thao tác đúng chuẩn kỹ thuật
- Với máy hàn túi gia nhiệt theo chu kỳ: Đặt mép túi vào giữa thanh hàn và đệm cao su chịu nhiệt, nhấn tay cần xuống và giữ nguyên đến khi đèn báo tắt hoặc tín hiệu LED hiện kết thúc chu kỳ. Cuối cùng nhẹ nhàng nhấc tay cần lên để không làm biến dạng mép túi.
- Với máy gia nhiệt liên tục: Giữ nhiệt độ ổn định trước khi đưa túi vào, ép mép túi bằng lực đều trong vài giây. Sau khi đường hàn được hình thành, chờ nguội rồi nhấc ra, tránh kéo quá sớm gây nhăn mép hoặc bung mối hàn.
Bước 4: Kiểm tra sau hàn
Đợi mối hàn nguội hoàn toàn rồi kiểm tra độ chắc chắn bằng cách kéo nhẹ hai mép túi, nếu không bung tức là đường hàn đạt chuẩn. Một số dòng máy có tính hợp dao cắt mép thừa, chỉ cần trượt lưỡi cắt là có thể hoàn thiện túi. Nếu không, dùng kéo bén cắt để đảm bảo tính thẩm mỹ và tránh vướng víu trong đóng gói tiếp theo.
Bước 5: Vệ sinh định kỳ
Sau khi sử dụng, tắt nguồn điện và để máy nguội hoàn toàn trước khi vệ sinh. Dùng khăn khô lau sạch thanh nhiệt và đệm cao su, tuyệt đối không dùng khăn ướt hoặc chất tẩy rửa mạnh. Kiểm tra thường xuyên tình trạng của dây nhiệt và lớp phủ Teflon: nếu thấy cháy xém, bong tróc hoặc mòn, cần thay ngay để đảm bảo chất lượng đường hàn. Với máy hoạt động liên tục, nên bảo trì định kỳ bằng cách vệ sinh, tra dầu và kiểm tra linh kiện cơ học nhằm tránh gián đoạn sản xuất.
Việc sử dụng máy hàn miệng túi nilon đúng cách không chỉ giúp đảm bảo đường hàn chắc chắn, đẹp mắt mà còn nâng cao hiệu suất đóng gói và kéo dài tuổi thọ thiết bị. Dù bạn là người mới sử dụng hay đã có kinh nghiệm, tuân thủ quy trình chuẩn sẽ giúp hạn chế lỗi, tiết kiệm chi phí và mang lại thành phẩm đóng gói chuyên nghiệp hơn trong mọi lĩnh vực sản xuất.