Tất cả chuyên mục

Đóng

Bắt bệnh thường gặp ở tủ nấu cơm

Tủ nấu cơm trong thời gian dài sử dụng có thể sẽ gặp một số lỗi cơ bản, cùng benhvienmaycokhi.vn tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài chia sẻ dưới đây nhé!

Tủ nấu cơm công nghiệp tuy dễ sử dụng nhưng cũng có những khi xảy ra các lỗi trục trặc. Dưới đây là một số lỗi thường mắc phải mà bạn có thể chủ động nhận biết và khắc phục.

Bắt bệnh thường gặp ở tủ nấu cơm
Tủ nấu cơm thường gặp những lỗi nào? 

Tủ nấu cơm và những "bệnh" thường gặp 

Các lỗi trên tủ nấu cơm dùng điện

Không vô điện: tủ không vô điện có thể do nguồn điện không ổn định hoặc hư biến áp dẫn đến khả năng tiếp xúc với phao kém. Bạn có thể kiểm tra xem để đấu nối lại với nguồn điện hoặc sửa chữa, thay thế biến áp mới.

Nấu cơm không chín: nếu sử dụng tủ nấu cơm lâu ngày nhưng không vệ sinh thì có thể làm lắng nhiều cặn canxi khiến cơm lâu chín hoặc không chín. Giải pháp cho trường hợp này là bạn lấy sạch cặn bẩn và nên vệ sinh tủ sau khi mỗi lần nấu xong.

Hư thanh nhiệt: thanh nhiệt hư có thể khiến nước bên trong lâu nóng hơn, tiêu tốn nhiều điện năng hơn hoặc không làm cho nước nóng được đến nhiệt độ cần thiết. Bạn cần ngắt điện và kiểm tra lại tình trạng của thanh nhiệt, có thể do lâu ngày nên hao mòn, giảm tuổi thọ.

Hư gioăng cao su: nếu gioăng cao su bị hao mòn theo thời gian hoặc bị lệch do đóng cửa tủ quá mạnh thì có thể khiến áp suất lọt ra ngoài, khiến cơm lâu chín hoặc chín không đều. Bạn có thể điều chỉnh lại cho gioăng hết lệch hoặc thay gioăng mới nếu đã bị mòn nhiều.

Không nấu được cơm: tình trạng này xảy ra khi kim phun bị tắc do tích tụ bụi bẩn quá lâu ngày. Bạn có thể vệ sinh sạch kim phun và thử nấu lại.

Các lỗi trên tủ nấu cơm dùng gas

Tủ nấu cơm đột ngột tắt: tình trạng này xảy ra thường do cài đặt thời gian nấu chưa hợp lý nên tủ tắt đột ngột khi cơm chưa chín. Bạn có thể cài lại mức thời gian phù hợp cho những lần nấu sau.

Cơm bị khét: khi mức nước bên trong không đủ thì sẽ khiến cho cơm bị dính đáy và khét. Có thể do bạn kéo dài thời gian nấu nhưng quên châm nước. Nếu phát hiện kịp thời thì bạn có thể thêm nước vào để khắc phục. Nếu để quá lâu thì có thể làm các bộ phận bên trong bị quá nhiệt, dễ gây hư hỏng.

Lửa cháy yếu: lỗi này có thể liên quan trực tiếp tới các bộ phận như van đánh lửa, van điều áp hoặc đầu đốt. Nếu các linh kiện này bị hư thì sẽ cần phải thay thế mới.

Hư quạt gió: khi đặt tủ quá sát nguồn nước thì hơi nước có thể ngưng tụ làm hư quạt gió. Hoặc khi quạt hoạt động lâu ngày mà không được tra dầu thì cũng dễ bị khô và kẹt, hoạt động kém.

Giải pháp tốt nhất để hạn chế tủ nấu cơm công nghiệp mắc lỗi là thường xuyên vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ để kịp thời phát hiện các lỗi từ lúc chúng còn nhẹ. 

Tuy nhiên, nếu trong trường hợp có sự cố đột xuất hoặc vì lý do sử dụng chưa đúng cách dẫn đến tình trạng lỗi thì bạn có thể liên hệ các trung tâm, địa chỉ sửa chữa uy tín để có thể bắt đúng bệnh, sửa đúng lỗi, tối ưu thời gian và chi phí.

Có thể bạn quan tâm video review tủ hấp cơm/giò chả 8 khay siêu hot 

Sửa chữa tủ nấu cơm uy tín, chuyên nghiệp

Benhvienmaycokhi.vn là địa chỉ chuyên sửa chữa các loại tủ nấu cơm phổ biến trên thị trường hiện nay, có sẵn hàng linh – phụ kiện chất lượng, đảm bảo để thay thế. Benhvienmaycokhi.vn cung cấp dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp và nhanh chóng, gồm các bước tiếp nhận – xác định lỗi – báo giá và hẹn thời gian – tiến hành sửa chữa và bàn giao đúng thời hạn. 

Tại đây, khách hàng có thể yên tâm vào đội ngũ kỹ thuật lành nghề, nhiều năm kinh nghiệm và dịch vụ chu đáo, tận tình. Gọi ngay hotline 0932 196 898 - 0902 787 139 để được hỗ trợ nhanh chóng nhé! 

Hy vọng  qua bài viết "Bắt bệnh thường gặp ở tủ nấu cơm" trên đây mang đến thông tin hữu ích cho mọi bạn đọc. 

==> Xem thêm: 
Lưu ý cần biết khi dùng thanh nhiệt tủ nấu cơm
Lỗi thường gặp khi dùng tủ nấu cơm công nghiệp
Bán máy cưa xương 

Thông tin khác

Mẹo hay tăng tuổi thọ cho tủ nấu cơm công nghiệp
Địa chỉ uy tín sửa tủ nấu cơm, hấp cơm công nghiệp
Lưu ý cần biết khi dùng thanh nhiệt tủ nấu cơm
Lỗi thường gặp khi dùng tủ nấu cơm công nghiệp